Trong phiên giao dịch ngày 28 tháng 11, giá dầu tăng nhích lên, khép lại chuỗi ngày giảm giá liên tục trước thềm cuộc họp của OPEC +. Nhiều ý kiến cho rằng, cuộc họp lần này sẽ  cắt giảm sâu hơn và mở rộng sản lượng dầu trong bối cảnh lo ngại nguồn cung luôn cao hơn nhu cầu.

Lo ngại về nguồn cung khiến vàng đen đi lên

Dầu thô Brent kỳ hạn tăng 45 cent, tương đương 0,6%, ở mức 80,43 USD/thùng vào lúc 15h52 giờ Việt Nam.

Hợp đồng tương lai dầu thô WTI của Mỹ đang giao dịch cao hơn 43 cent, tương đương 0,6%, ở mức 75,28 USD/thùng.

OPEC+ sẽ tổ chức một cuộc họp cấp bộ trưởng trực tuyến vào ngày 30 tháng 11 để thảo luận về các mục tiêu sản xuất cho năm 2024.

Các chuyên gia của ANZ Research cho biết “Dầu thô tăng mạnh vào đầu phiên giao dịch trong bối cảnh có báo cáo rằng OPEC sẽ giảm hạn ngạch sản lượng”.

Tuần trước OPEC+ đã hoãn họp để giải quyết những bất đồng về mục tiêu sản xuất cho các nhà sản xuất châu Phi đã khiến giá dầu sụt giảm, kể từ đó đã tiến gần hơn đến một thỏa thuận có khả năng giúp nhà lãnh đạo Ả Rập Xê Út có lợi thế hơn, tiến gần hơn đến sự đồng thuận về việc cắt giảm sản lượng dầu sâu hơn.

Trong khi đó, Nga tăng mạnh lượng khí đốt khai thác, đạt mức 60,13 tỷ m3. trong giai đoạn từ tháng 1-10/2023, sản lượng khí đốt của Liêng bang Nga đã đạt mức 534,5 tỷ m3, giảm 4% so với cùng kỳ năm 2022.

Báo “Thương gia” nêu rõ tập đoàn độc quyền khí đốt Nga Gazprom đã tăng sản lượng trong tháng 10 vừa qua thêm 14,6%, đạt mức 38,6 tỷ m3, nhưng trong 10 tháng, sản lượng của đã giảm 11%, xuống còn 327,8 tỷ m3. Các nhà phân tích lưu ý rằng xu hướng phục hồi sản lượng được hỗ trợ bởi xuất khẩu sang Trung Quốc và tiêu dùng nội địa ngày càng tăng.

Trước đó, Nga đã đặt mục tiêu muốn tăng gấp 3 lần xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) vào cuối thập kỷ này, một mục tiêu đầy tham vọng giúp nước này trở thành nhà cung cấp LNG chính của thế giới và quan trọng là cho phép nước nắm giữ trữ lượng khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới khai thác các thị trường tiêu dùng mới.

Để thực hiện điều này, Moscow đang tăng tốc phát triển các công nghệ hóa lỏng của riêng mình để cạnh tranh trực tiếp với các nhà sản xuất thiết bị khí hóa lỏng tốt nhất trên thế giới, từ Pháp đến Mỹ – tất cả đều rời Nga sau khi nước này phát động “chiến dịch quân sự đặc biệt” tại Ukraine vào tháng 2/2022.

Novatek PJSC, nhà xuất khẩu LNG tư nhân của Nga, đã nhận được bằng sáng chế cho công nghệ hóa lỏng khí “Arctic Cascade Modified”, hay ACM, vào tháng 4. Công nghệ hóa lỏng khí này dựa trên một thiết kế đã được sử dụng trên dây chuyền LNG số 4 của cơ sở Yamal, dự án đầu tiên của Novatek để sản xuất nhiên liệu siêu lạnh và cho đến nay là nhà máy LNG lớn nhất ở Nga.

Dự án Yamal LNG do Novatek dẫn đầu luôn vận hành vượt công suất dự kiến – nhưng 3 dây chuyền đầu tiên được chế tạo bằng thiết bị nước ngoài. Trong khi Novatek trong báo cáo thường niên năm 2022 nói rằng dây chuyền LNG số 4 “đã khẳng định được độ tin cậy và hiệu suất năng lượng cao”, song nhà sản xuất đã phải đối mặt với nhiều vấn đề sau khi đưa dây chuyền này vào vận hành  hồi năm 2021.

Morena Skalamera, giảng viên nghiên cứu về Nga và quốc tế tại Đại học Leiden của Hà Lan, cho biết: “Công nghệ khí hóa lỏng do Nga tự phát triển đã trở thành ưu tiên tuyệt đối của chính quyền Putin. Nó chắc chắn chưa phải là một sự thay thế khả thi cho công nghệ phương Tây, nhưng Nga có động lực để tiếp tục cải thiện công nghệ này trong nền kinh tế thời chiến”.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Bình luậnx