Tâm lý lo ngại của thị trường và các nhà đầu tư cùng với dữ liệu tồn kho hàng hoá tại Mỹ giảm đẩy giá dầu đi lên. Khép lại phiên 3/7, giá dầu thế giới tăng khoảng 1%.

Tồn kho giảm đẩy vàng đen đi lên

Giá dầu Brent tăng 1,1 USD, tương đương 1,3%, lên mức mức 87,34 USD/thùng. Giá dầu WTI tăng 1,07 USD, tương đương 1,3%, lên mức 83,88 USD/thùng.

Reuters đưa tin, giá dầu đã quay đầu tăng sau báo cáo từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy tồn kho dầu của Mỹ trong tuần kết thúc vào ngày 28/6 giảm sốc tới 12,2 triệu thùng, gấp nhiều lần so với mức giảm 680.000 thùng mà các nhà phân tích dự đoán.

Andrew Lipow, Chủ tịch của Lipow Oil Associates, cho biết tác động của mưa và gió vẫn có thể làm gián đoạn sản xuất dầu ngoài khơi của Mexico – nước xuất khẩu dầu thô lớn trên thế giới – cũng như cơ sở hạ tầng xuất khẩu của nước này, khiến nguồn cung bị thắt chặt.

Một yếu tố khác cũng tác động tới giá dầu xuống là các khảo sát cho thấy lĩnh vực dịch vụ của Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ thấp nhất trong 8 tháng và lòng tin giảm xuống mức thấp nhất trong bốn năm trong tháng 6/2024. Trung Quốc là nước nhập khẩu dầu thô nhiều nhất thế giới và hoạt động kinh tế của nước này chậm lại có thể làm giảm nhu cầu dầu toàn cầu.

Theo ước tính của Reuters, tập đoàn khí đốt khổng lồ Gazprom của Nga đã vận chuyển khối lượng khí đốt tự nhiên qua đường ống tới châu Âu trong tháng 6 cao hơn 23% so với cùng tháng năm ngoái.

Lượng khí đốt được cung cấp qua đường ống của Gazprom đạt khối lượng trung bình hàng ngày là 81,8 triệu m3 trong tháng 6, tăng từ 66,8 triệu m3 vào tháng 6 năm ngoái, theo tính toán của Reuters.

Nguồn cung dồi dào từ Mỹ giúp hạ giá dầu thô xuất khẩu đến châu Âu và Tây Phi. Các chuyến hàng chở dầu từ Mỹ tới châu Âu hiện trên đà phục hồi, lên ít nhất 2,1 triệu thùng/ngày trong 23 ngày đầu tháng này – tăng 1/3 so với tốc độ dòng chảy trung bình trong tháng trước.

Nguồn cung dầu dồi dào từ Mỹ một lần nữa đang giúp hạ giá dầu thô xuất khẩu đến châu Âu và Tây Phi, mang lại sự trợ giúp tiềm năng cho người tiêu dùng, khi mùa nhu cầu cao điểm đang nhanh chóng đến gần.

Dữ liệu theo dõi tàu chở dầu do hãng tin Bloomberg tổng hợp cho thấy các chuyến hàng chở dầu từ Mỹ tới châu Âu hiện trên đà phục hồi, lên ít nhất 2,1 triệu thùng/ngày trong 23 ngày đầu tháng này, tăng 1/3 so với tốc độ dòng chảy trung bình trong tháng Tư.

Sự phục hồi đến vào thời điểm “Lục địa già” đang lo lắng về nguy cơ thiếu năng lượng, khi nguồn dự trữ dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) Midland, loại dầu của Mỹ đang thống trị thị trường châu Âu, đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn một năm.

Tương tự như vậy, nguồn cung dồi dào từ dầu thô Forties Biển Bắc, giúp thiết lập mức giảm gần 1 USD/thùng cho loại dầu thô tiêu chuẩn Brent Biển Bắc trong vòng một tuần qua.

Tồn kho giảm đẩy vàng đen đi lên

Việc dầu thô Mỹ “tràn” ra thế giới đã làm thu hẹp hoạt động của các công ty dầu tại lưu vực Đại Tây Dương.

Những nhà khai thác như Caspian CPC Blend và Azeri Light ở Địa Trung Hải thông báo giảm khối lượng giao dịch và có một khối lượng lớn dầu thô Nigeria vẫn chưa tìm được người mua.

Ít nhất năm nhà giao dịch cho biết nguyên nhân là do dòng dầu thô Mỹ bơm ra thị trường đang tăng cao. Việc giao hàng đang bắt đầu tăng tốc khi các nhà máy lọc dầu châu Âu bắt đầu hoạt động trở lại sau đợt bảo trì định kỳ theo mùa.

Hơn nữa, thu hẹp lợi nhuận từ việc sản xuất dầu diesel cũng đang hạn chế mức giá mà các nhà máy lọc dầu sẵn sàng trả cho dầu thô, điều này cũng kéo thị trường ở châu Á đi xuống.

Tập đoàn tài chính Macquarie, trong tuần này, đã cảnh báo rằng nhiều khả năng giá dầu thế giới sẽ ổn định dưới ngưỡng 80 USD/thùng trong trung hạn.

Mặc dù vậy, hầu hết các thương nhân và nhà phân tích vẫn kỳ vọng giá dầu sẽ tăng trở lại trong những tháng, tới do nhu cầu xăng và nhiên liệu máy bay tăng vào mùa Hè thúc đẩy hoạt động chế biến của nhà máy lọc dầu và thắt chặt thị trường dầu thô.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Bình luậnx