Dầu thô ghi nhận phiên giao dịch đầu tuần kém sôi động và giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 1 tháng. Thị trường suy yếu khi dự trữ dầu tăng lên, cùng với dấu hiệu nhu cầu hạ nhiệt.

Dự trữ tăng lên khiến vàng đen hạ nhiệt

Khép phiên này, giá dầu Brent Biển Bắc giảm 23 xu (0,3%) xuống 82,40 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ ngày 11/6. Giá dầu thô ngọt nhẹ của Mỹ (WTI) giảm 35 xu xuống 79,78 USD/thùng, cũng ở mức thấp của một tháng.

Ngày 21/7, ông Biden đã thông báo rút khỏi cuộc đua vào nhà Trắng, đồng thời ủng hộ phó Tổng thống Kamala Harris làm người đại diện đảng Dân chủ để đối đầu với ứng cử viên Donald Trump tại cuộc bầu cử tháng 11 tới.

Các nhà giao dịch đã đón nhận quyết định của ông Biden một cách khá thoải mái, trong khi phớt lờ căng thẳng leo thang ở Trung Đông. Các nhà giao dịch đang tập trung vào triển vọng yếu, lượng dầu dự trữ dồi dào và nhu cầu yếu.

Theo các nhà phân tích tại Morgan Stanley, thị trường dầu mỏ đang có dấu hiệu thắt chặt, nhưng dự kiến sẽ đạt được sự cân bằng vào quý IV và dư thừa vào năm 2025, kéo giá Brent xuống mức trung bình đến cao 70 USD/thùng vào năm 2025.

Theo phân tích của StoneX, lượng dầu dự trữ toàn cầu đã tăng vào tuần trước. Chuyên gia phân tích Alex Hodes của StoneX lưu ý rằng tổng lượng dự trữ dầu thô và các sản phẩm lọc dầu đang có xu hướng tăng cao hơn tại tất cả các trung tâm giao dịch chính ngoại trừ châu Âu.

Chính sách năng lượng có thể sẽ là một điểm tranh luận cốt lõi giữa ông Harris và Trump, song các nhà phân tích của Citi tin rằng không bên nào sẽ không đưa ra các chính sách có tác động cực đoan đến hoạt động dầu khí vì đây là lĩnh vực then chốt của họ.

Dự trữ tăng lên khiến vàng đen hạ nhiệt

Ngày 22/7, Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu hàng đầu đã gây bất ngờ cho thị trường khi cắt giảm lãi suất chính sách ngắn hạn và lãi suất cho vay chuẩn để thúc đẩy nền kinh tế, nhưng động thái này không hỗ trợ giá dầu.

Trong khi đó, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ tổ chức cuộc họp chính sách vào ngày 30-31/7, trong đó các nhà đầu tư dự đoán lãi suất sẽ được giữ nguyên, mặc dù đã có những dấu hiệu cho thấy khả năng cắt giảm vào tháng 9 tới.

Liên quan đến tình hình tại Trung Đông, cuối tuần qua, Israel đã tấn công các mục tiêu quân sự của Houthi gần cảng Hodeidah của Yemen. Lực lượng Houthi cũng thông tin với giới truyền thông rằng họ sẽ tiếp tục tấn công Israel và không tuân thủ bất kỳ quy tắc giao chiến nào. Trong khi đó, các nhân viên y tế Gaza cho biết, hỏa lực của Israel nhằm vào khu vực Khan Younis đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 70 người Palestine.

Trong khi đó, Trung Quốc, quốc gia nhập khẩu dầu hàng đầu, đã khiến thị trường bất ngờ khi hạ lãi suất chính sách ngắn hạn và lãi suất cho vay chuẩn để thúc đẩy nền kinh tế. Tuy nhiên, động thái này đã không hỗ trợ được giá dầu.

Nhà phân tích Giovanni Staunovo của UBS nhận xét, Trung Quốc cắt giảm lãi suất quá nhỏ nên không thể cải thiện được tâm lý chung đối với dầu thô.

Bên cạnh đó, quốc gia tỷ dân đã tăng cường nhập khẩu khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG), than, đồng và quặng sắt trong nửa đầu năm 2024 bất chấp khủng hoảng bất động sản vẫn tiếp diễn cũng như sự suy yếu của nền kinh tế.

Trước tình trạng trên, nhiều người đã đặt ra câu hỏi về việc tại sao Bắc Kinh lại sẵn sàng bỏ ra nhiều chi phí để nhập khẩu những mặt hàng này.

Theo chuyên gia phân tích Clyde Russell, điều này có thể bắt nguồn từ xu hướng tích trữ hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc. Theo đó, lượng khí đốt tự nhiên nhập khẩu trong nửa đầu năm 2024 đã tăng 14,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Trái ngược với mức tăng về tổng sản lượng, giá nhập khẩu lại giảm 0,8% xuống còn 31,7 tỷ USD. Điều này là do giá LNG vào đầu năm nay đã thấp hơn so với năm 2023.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Bình luậnx