Warning: is_dir(): open_basedir restriction in effect. File(/home/mjeduvcg/public_html/wp-content/plugins/wpdiscuz/themes/default) is not within the allowed path(s): (/home/giaodich/:/tmp:/var/tmp:/opt/alt/php74/usr/share/pear/:/dev/urandom:/usr/local/lib/php/:/usr/local/php74/lib/php/) in /home/giaodich/domains/danhgiasanvn.com/public_html/wp-content/plugins/wpdiscuz/forms/wpdFormAttr/Form.php on line 146
Giá vàng ‘hạ nhiệt’ từ mức đỉnh hồi đầu tuần

Tiêu điểm:

  • Biên bản cuộc họp của Fed sẽ công bố vào thứ Tư, giờ Mỹ
  • Vàng đạt mức cao kỷ lục 2.449,89 USD hôm thứ Hai

Phiên ngày 21/5, giá vàng thế giới rời khỏi mức cao kỷ lục ghi nhận được trong phiên trước đó do đồng USD giữ vững. Tuy vậy, vàng vẫn duy trì được mức giá 2.400 USD/ounce nhờ nhu cầu đầu tư an toàn và triển vọng lãi suất Mỹ giảm trong năm nay.

Cụ thể, vào lúc 0 giờ 56 phút rạng sáng ngày 22/5 giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay giảm 0,2% xuống 2.420,49 USD/ounce, khi chỉ số đồng USD index tăng lên, khiến vàng trở nên đắt hơn đối với những người nắm giữ loại tiền tệ khác.

Giá vàng kỳ hạn của Mỹ giảm 0,5% xuống 2.425,90 USD.

Nikos Kavalis, giám đốc điều hành tại Metals Focus cho biết, khi vàng đạt mức cao kỷ lục 2.449,89 USD vào thứ Hai, “bức tranh chung của giá vàng chưa hề thay đổi kể từ tháng 3 đến nay. Đó là một môi trường rất thuận lợi cho giá vàng, cả về các yếu tố kinh tế vĩ mô và địa chính trị”.

Những lo ngại về khoản nợ chính phủ Mỹ đang tăng nhanh khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Fed nỗ lực đưa nền kinh tế ‘hạ cánh mềm’ chính là động lực thúc đẩy một số nhà đầu tư.

Dữ liệu gần đây cho thấy lạm phát của Mỹ đã quay trở lại xu hướng giảm, tuy nhiên một số nhà hoạch định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vẫn thận trọng về việc cắt giảm lãi suất quá sớm, nhưng loại trừ khả năng cần tăng lãi suất.

Trong khi đó, tại Trung Quốc, các nhà đầu tư có xu hướng đầu tư vào vàng, một tài sản trú ẩn an toàn, giữa lúc chính phủ đang nỗ lực ổn định lĩnh vực bất động sản đang khủng hoảng.

Theo dữ liệu chính thức, Trung Quốc đã mua vàng dự trữ vào quý đầu tiên của năm 2024.

“Vai trò chủ chốt của vàng là phòng ngừa rủi ro khi có biến động về tài chính, kinh tế hay địa chính trị. Câu chuyện này không mới nhưng tâm lý lo ngại rủi ro đang hiện rõ”, nhà phân tích Rhona O’Connell của công ty StoneX nhận xét.

Theo Hội đồng Vàng Thế giới, các quỹ giao dịch vàng (ETF) trên toàn cầu đã chứng kiến dòng vốn ròng chảy vào trị giá 1 tỷ USD trong tuần trước, mức ròng chảy vào hàng tuần lớn nhất kể từ tháng 10/2023.

“Nhiều nhà đầu tư, bao gồm cả các nhà đầu tư dòng chính, đã bỏ lỡ một phần xu hướng tăng giá của vàng. Họ tin rằng giá vàng còn tăng nên muốn tham gia thị trường”, ông Kavalis nói nhưng cảnh báo rằng giá vàng có thể điều chỉnh trước khi nối lại xu hướng tăng.

Các nhà đầu tư sẽ theo dõi biên bản cuộc họp chính sách cuối cùng của Fed vào thứ Tư.

Trên thị trường kim loại quý khác, giá bạc tăng 0,2% lên 31,90 USD sau khi chạm mức cao nhất hơn 11 năm trong phiên trước. Bạch kim tăng 0,7% lên 1.054,00 USD/ounce và palladium giảm 0,1% xuống 1.025,43 USD/ounce.

‘Giải mã’ giá vàng tăng do các mối đe dọa từ thuế quan và triển vọng lạm phát được cải thiện

Theo các nhà phân tích kim loại quý tại Heraeus, giá vàng có thể được hưởng lợi từ căng thẳng thương mại Mỹ-Trung và nhu cầu theo mùa ngày càng tăng của Ấn Độ. Trong khi đó, việc lắp đặt các tấm pin năng lượng mặt trời của tiểu lục địa này cũng được kỳ vọng sẽ thúc đẩy nhu cầu bạc.

Các nhà phân tích cho rằng sự phục hồi gần đây của vàng được thúc đẩy bởi đồng USD yếu hơn và sự sụt giảm lợi suất sau triển vọng lạm phát của Mỹ được cải thiện.

Heraus cho biết: “Báo cáo về dữ liệu lạm phát tháng 4 của Mỹ vào thứ Tư tuần trước cho thấy CPI và CPI cơ bản đang giảm tốc, lần lượt tăng 3,4% và 3,6% so với cùng kỳ năm ngoái”. “Cũng góp phần khiến vàng tăng là sự sụt giảm của lãi suất trái phiếu kho bạc và đồng USD yếu hơn. Đây là hai yếu tố có lợi, khiến vàng hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư quốc tế”.

Heraeus tin rằng giá vàng cũng có thể được hưởng lợi từ việc gia tăng các mối đe dọa thuế quan thương mại đối với Trung Quốc. Họ cho biết: “Vào thứ Ba, Mỹ đã chính thức đề xuất duy trì và tăng một số loại thuế theo Mục 301 đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc”. “Chính quyền tổng thống Joe Biden có thể đang cố gắng giành được lợi thế bầu cử trước ứng cử viên Donald Trump trong việc nhắm mục tiêu vào Trung Quốc.”

Các nhà phân tích cũng nhắc đến hoạt động mua vàng của Ấn Độ vào dịp lễ hội Akshaya Tritiya tháng 5. Họ cho biết: “Mức chênh lệch giá vàng Ấn Độ so với giá quốc tế đã thu hẹp đáng kể từ 17,3 USD/oz trong tháng 4 xuống còn 1,9 USD/oz trong hai tuần đầu tiên của tháng 5, qua đó cho thấy nhu cầu mạnh mẽ trên thị trường địa phương”.

Vàng giao ngay đã đạt mức đóng cửa cao kỷ lục là 2.408 USD/ounce vào tuần trước và sức mạnh này tiếp tục kéo dài suốt cuối tuần, đạt mức cao nhất chỉ dưới 2.450 USD/ounce vào sáng sớm Chủ nhật.

Giá vàng ‘hạ nhiệt’ từ mức đỉnh hồi đầu tuần

Chuyển sang bạc, các nhà phân tích tại Heraus lưu ý, Ấn Độ đã nhập khẩu nhiều kim loại màu xám trong quý 1 năm 2024 hơn cả năm 2023 và họ xem nhu cầu của quốc gia này là nguyên nhân chính khiến giá tăng trong thời gian còn lại của năm 2024.

Họ cho biết: “Ấn Độ đã mua bạc rất mạnh trong quý 1/2024, với lượng nhập khẩu đạt ~3.730 tấn”.

Các nhà phân tích lưu ý: “Nhập khẩu bạc của Ấn Độ tăng nhờ nỗ lực nội địa hóa chuỗi cung ứng năng lượng mặt trời của chính phủ nước này, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất pin, vì đây là chất dẫn điện trong pin mặt trời”. “Nhờ đó, lĩnh vực chế tác đồ trang sức bạc truyền thống cũng được hỗ trợ. Vào cuối năm 2023, Ấn Độ duy trì công suất mô-đun 64,5 GW nhưng công suất sản xuất cell pin chỉ ở 5,8 GW, đây là một độ trễ đáng chú ý trong lĩnh vực trung nguồn.”

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Bình luậnx