Hầu hết các nhà đầu tư mới nghĩ rằng, tất cả những gì họ phải làm trong giao dịch ngoại hối là Mua trong xu hướng tăng và Bán trong xu hướng giảm. Mặc dù điều này không sai nhưng vẫn chưa đủ. Bởi là một trader, bạn phải đối mặt với rất nhiều yếu tố khác nhau, như điều kiện mua quá mức và bán quá mức, quyết định liệu một giao dịch kết thúc có lợi nhuận hay không.
Bạn đã bao giờ tự hỏi mình những câu hỏi sau đây:
- Làm thế nào để bạn biết, liệu giá của một loại tiền tệ có quá cao để mở vị thế mua hay không?
- Làm thế nào để bạn biết, liệu giá của một loại tiền tệ có quá thấp để mở vị thế bán hay không?
- Bạn có thể quyết định mua khi có xu hướng tăng rõ ràng, nhưng bạn có chắc chắn rằng, giá sẽ không nhanh chóng đảo chiều?
Quá mua và Quá bán
Chúng ta sẽ xem xét ý nghĩa của việc một cặp tiền tệ bị mua quá mức hoặc bán quá mức.
Nếu một cặp tiền đang di chuyển trong xu hướng tăng, nó có thể đạt đến điểm không còn người mua nào trên thị trường. Tại thời điểm này, đồng tiền bị mua quá mức và xu hướng rất có thể sẽ đảo chiều.
Điều tương tự cũng áp dụng cho xu hướng giảm. Một loại tiền tệ được bán quá mức khi giá quá rẻ và không còn người bán trên thị trường. Điều này sẽ dẫn đến tiềm năng về xu hướng tăng.
Khái niệm cơ bản cần nhớ ở đây là giá của một loại tiền tệ không thể di chuyển theo một hướng mãi mãi. Tại thời điểm nào đó, giá chắc chắn phải thay đổi hướng. Sự thay đổi hướng này có thể xảy ra vì nhiều lý do. Và, một lý do quan trọng là liệu giá có quá mua hay quá bán hay không?
Một cặp tiền tệ ở trạng thái quá mua hoặc quá bán đều có thể đảo chiều. Nhưng đây không phải trong mọi trường hợp. Cặp tiền này cũng có thể ở duy trì tình trạng quá bán hoặc quá mua trong khoảng thời gian dài.
Chúng ta có thể sử dụng chỉ báo dao động (Oscillators) để xác định xem liệu sự đảo chiều giá có thực sự xảy ra hay không.
Các chỉ báo thường được sử dụng để xác định tình trạng quá mua và quá bán
Có 2 chỉ báo phổ biến giúp nhà giao dịch xác định tình trạng mua quá mức và bán quá mức. Đó là:
- Chỉ báo sức mạnh tương đối (RSI)
- Chỉ báo dao động ngẫu nhiên (SO)
RSI là một chỉ báo dao động giới hạn phạm vi, được chia tỷ lệ từ 0 đến 100. Khi RSI vượt trên 70, tín hiệu cho biết tình trạng mua quá mức. Nếu RSI dưới 30, tín hiệu cho thấy tình trạng bán quá mức.
Các nhà giao dịch chọn bán khi RSI ở mức 70 và họ chọn mua khi RSI ở mức 30. Chỉ báo này cũng được sử dụng kết hợp với các chỉ báo khác để có kết quả tốt nhất.
Stochastic Oscillator là một chỉ báo dao động động lượng đơn giản, giúp tìm ra các điều kiện mua quá mức và bán quá mức. Stochastic cũng được chia tỷ lệ từ 0 đến 100. Nếu SO trên 80, tín hiệu cho thấy cặp tiền tệ đang ở trạng thái mua quá mức. Nếu SO dưới 20, tín hiệu sẽ cho thấy cặp tiền tệ đang bị bán quá mức.
Mặc dù cả RSI và SO đều có thể xác định mức quá bán và quá mua nhưng chúng có một số khác biệt về lý thuyết và phương pháp cơ bản.
Nói chung, Chỉ báo sức mạnh tương đối hữu ích hơn trong trường hợp thị trường có xu hướng rõ ràng. Trong khi đó, Chỉ báo dao động ngẫu nhiên lại có giá trị khi thị trường ít biến động hoặc đi ngang.
Khả năng tìm kiếm lợi nhuận tối đa
Việc sử dụng các điều kiện quá mua và quá bán cũng rất quan trọng để bạn đạt được lợi nhuận tối đa từ giao dịch của mình.
Khi mua chính xác vào thời điểm xu hướng giảm đảo chiều, bạn sẽ tận dụng được xu hướng tăng tiếp theo một cách tốt nhất. Tương tự, khi đặt lệnh bán ngay khi bắt đầu xu hướng giảm, nhiều khả năng bạn sẽ nhận được số pip lợi nhuận tối đa từ giao dịch đó.
Nhà giao dịch có thể phát triển chiến lược giao dịch của riêng mình dựa trên các điều kiện quá mua và quá bán. Hiểu biết tốt về cách thức hoạt động của các bộ dao động mua quá mức và bán quá mức và thực hiện nghiên cứu chuyên sâu có thể giúp bạn phát triển chiến lược tốt hơn.