- Roche hợp tác với Nvidia để ứng dụng AI vào nghiên cứu và phát triển thuốc tại công ty con của hãng.
- Ngoài Nvidia, Roche cũng hợp tác với một số công ty công nghệ sinh học khác cho mục đích tương tự.
- Mặc dù cần phải chờ những kết quả thực tế, nhưng triển vọng là rất tươi sáng.
Cuộc cách mạng này chỉ mới bắt đầu
Roche sẽ không phải là nhà sản xuất thuốc đầu tiên và cuối cùng hợp tác với nhà sản xuất chip.
Vào cuối tháng 11, công ty con Genentech của Roche (RHHBY) và nhà sản xuất chip Nvidia (NVDA) đã ký thỏa thuận hợp tác phát triển các loại thuốc mới bằng trí tuệ nhân tạo (AI) trong những năm tới. Mặc dù hai bên không tiết lộ các điều khoản tài chính cụ thể, nhưng bước đi này đã thu hút được sự chú ý của các nhà đầu tư và chỉ là một trong hàng loạt thỏa thuận tương tự giữa Roche và các công ty phát triển nền tảng AI để cải thiện quá trình nghiên cứu và phát triển thuốc.
Về lý thuyết, AI sẽ hỗ trợ rất nhiều cho các nhà phát triển thuốc như Roche. Quá trình phát triển thuốc có thể mất tới một thập kỷ, chưa kể chi phí nghiên cứu và phát triển (R&D) tốn kém đến hàng tỷ đô la. Ngay cả trong những điều kiện tốt nhất, các loại thuốc mới có thể không đạt công hiệu như mong đợi khi thử nghiệm trong các thử nghiệm lâm sàng và thất bại không phải là ngoại lệ.
Nếu việc sử dụng AI ở một mức độ nào đó có thể cắt giảm chi phí, giảm số lượng thử nghiệm thất bại hoặc tăng tốc quá trình phát triển, thì có thể giảm thiểu được rất nhiều chi phí. Việc sử dụng AI cũng sẽ giúp tạo ra các loại thuốc an toàn hơn và hiệu quả hơn.
Nhưng rất ít công ty dược phẩm lớn có bí quyết kỹ thuật cần thiết để phát triển hoặc triển khai một hệ thống AI như vậy một cách độc lập. Do đó, Roche đang hợp tác với Nvidia, một công ty AI hàng đầu đang phát triển một bộ dịch vụ để hỗ trợ các công ty dược phẩm sinh học ứng dụng AI.
Với nền tảng phát triển thuốc AI BioNeMo của Nvidia, các nhà sản xuất dược phẩm có thể dự đoán được một phân tử hoặc thuốc ứng viên nhất định sẽ tương tác như thế nào với các mục tiêu sinh lý dự kiến, từ đó tạo điều việc chọn lựa các ứng viên tiềm năng chất lượng cao hơn để tiếp tục nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. Nhà sản xuất cũng có thể đào tạo các mô hình AI để giải quyết các nhu cầu cụ thể của mình trong hầu hết các giai đoạn của quá trình phát triển.
Để nâng cao khả năng ứng dụng AI, Roche cũng hợp tác với Recursion Pharmaceuticals, một công ty công nghệ sinh học chuyên sử dụng AI để hỗ trợ phát triển thuốc, thuộc sở hữu một phần bởi Nvidia. Do tầm quan trọng của sự hợp tác, Roche đã trả trước 150 triệu USD. Hãng cũng cam kết trả 300 triệu USD cho các mốc quan trọng và phí bản quyền cho tối đa 40 chương trình khác nhau, nâng tổng mức phí tiềm năng lên tới hơn 12 tỷ đô la trong khoảng 10 năm tới.
Với khoảng 8 tỷ đô la tiền mặt, các khoản tương đương tiền và các khoản đầu tư ngắn hạn hiện có, Roche chỉ tập trung vào các chương trình mà hãng đang hợp tác với Recursion, từ đó chọn ra được một vài chương trình khả thi nhất trong số đó để tiếp tục phát triển.
Tuy nhiên, Recursion không phải là sự đặt cược duy nhất của Roche vào các công nghệ sinh học non trẻ sử dụng AI. Kể từ cuối năm 2020, hãng đã hợp tác với công ty công nghệ sinh học tư nhân Genesis Therapeutics về các chương trình không được tiết lộ và hợp tác với các công ty khác như Reverie Labs và Dyno Therapeutics. Roche cũng đã mua Prescient Design vào năm 2021. Với rất nhiều nỗ lực khác nhau nhằm tạo ra giá trị từ AI, rất có thể công ty sẽ đạt được những thành công nhất định.
Một triển vọng lạc quan
Roche đang đạt được những tiến bộ nhằm tối ưu hóa hoạt động phát triển thuốc bằng AI. Sự hợp tác với những công ty lớn trong lĩnh vực AI, như Nvidia, rõ ràng là tích cực và thực sự có thể khiến Genentech trở thành nhà sản xuất thuốc hiệu quả hơn và nhanh hơn. Bằng việc ứng dụng AI, công ty có thể đưa nhiều chương trình tiền lâm sàng vào thử nghiệm lâm sàng hơn trước đây, từ đó nâng cao năng suất và từng bước cải thiện hiệu quả tài chính.