Chi tiết
Việc tìm kiếm một sàn giao dịch ngoại hối uy tín luôn là một thách thức lớn, nhất là trong một thị trường đa dạng. Dù có các quy định nghiêm ngặt nhằm ngăn chặn gian lận, nhưng vẫn còn nhiều nhà môi giới lừa đảo tồn tại.
Gần đây, cộng đồng đầu tư đang xôn xao với những tin đồn việc TradeFTM lừa đảo người dùng, chiếm đoạt tài sản. Những tin đồn này khiến các trader hoang mang, đặc biệt với những người đang tìm hiểu và muốn giao dịch với sàn.
Vậy TradeFTM có thật sự là một sàn giao dịch lừa đảo không? Hãy cùng Danhgiasanvn.com tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết hôm nay.
Sàn TradeFTM là gì và một số thông tin cơ bản
TradeFTM là một nhà môi giới ECN chuyên cung cấp dịch vụ Forex và CFD. Sàn giao dịch này được thành lập vào năm 2007 tại London, Vương quốc Anh. Bạn có thể liên hệ với nhóm hỗ trợ của TradeFTM qua:
- Địa chỉ: 180, Whitton Rd, Hounslow TW3 2ES, Vương Quốc Anh
- Điện thoại: +44 20 8144 1010
- Email: support@tradeftm.com
Về mặt pháp lý, TradeFTM đã được cấp phép bởi ba cơ quan quản lý uy tín: ASIC (Úc), CySEC (Cộng hòa Síp) và IFSC (Belize). Chỉ nhìn vào hai điều này, chắc hẳn có rất nhiều trader nghĩ rằng đây là một sàn giao dịch uy tín. Tuy nhiên, khi tra cứu, chúng tôi không tìm thấy sàn này.
Không tìm thấy sàn TradeFTM
Danh mục đầu tư của TradeFTM khá hạn chế và không đáp ứng đầy đủ nhu cầu giao dịch của mọi khách hàng. Broker này chỉ cung cấp một số sản phẩm phổ biến như Forex, hàng hoá, CFD cổ phiếu. Và, sàn chỉ cho phép nhà đầu tư sử dụng nền tảng giao dịch MT4. Ngoài ra, Forex TradeFTM cung cấp 8 loại tài khoản giao dịch, đáp ứng nhu cầu của các trader ở mọi cấp độ.
Hiện nay, sàn giao dịch này đang được chú ý rất nhiều. Đã có rất nhiều những tranh cãi, cáo buộc về việc TradeFTM lừa đảo, chiếm dụng tài sản người dùng. Tạo nên những hoang mang cho nhà đầu tư, đặc biệt những người mới đang tìm kiếm một nhà môi giới uy tín.
Sàn TradeFTM – sàn giao dịch có nhiều đánh giá tiêu cực từ cộng đồng
Những cáo buộc của người dùng về sàn TradeFTM
Dưới đây là những cáo buộc của người dùng chứng minh sàn TradeFTM lừa đảo:
Sự nghi ngờ về giấy phép
Cho đến nay, TradeFTM vẫn chưa được cấp giấy phép hoạt động từ Anh này. Sàn cho biết được quản lý bởi ba tổ chức tài chính: Ủy ban Chứng khoán và Đầu tư Úc (ASIC), Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Cộng hoà Síp (CySEC) và Ủy ban Dịch vụ Tài chính Quốc tế của Belize (IFSC). Tuy nhiên như đã nói ở trên, chúng tôi không tìm được tên sàn trên các trang web này.
Sự nghi ngờ về giấy phép dấy lên sự lo ngại về việc sàn TradeFTM lừa đảo
Tuy nhiên, tình hình tài chính rủi ro đang gia tăng ở Úc. Vì vậy, về mặt tuân thủ các tiêu chuẩn cao, có thể thấy giấy phép từ ASIC chưa đủ để tạo ra sự uy tín. Đối với Cộng hoà Síp và Belize thì khá dễ dàng để lấy được giấy phép.
Các loại giấy phép từ ASIC, CySEC và IFSC như một cách để che giấu các hoạt động không hợp pháp của sàn TradeFTM. Vì vậy, các nhà giao dịch hãy thận trọng và xem xét thật kỹ lưỡng trước khi xuống tiền đầu tư.
Điểm đánh giá thấp
TradeFTM nhận được điểm đánh giá thấp từ cộng đồng người dùng và các chuyên gia trong ngành. Bạn sẽ rất dễ dàng tìm thấy điểm của sàn này ở các trang web đánh giá uy tín như WikiFX.com, forexpeacearmy.com, forexbrokerz.com,…
Những đánh giá này chỉ ra sự thiếu minh bạch từ phía sàn giao dịch. Điều này là một cảnh báo quan trọng cho các nhà đầu tư, cần phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định giao dịch tại TradeFTM.
TradeFTM có điểm đánh giá rất thấp
Một số người dùng tố cáo sàn TradeFTM lừa đảo
Có một số người dùng đã đưa ra cáo buộc về sự không minh bạch và hành vi không đáng tin cậy của sàn giao dịch TradeFTM trên các diễn đàn tài chính như forexpeacearmy.com, forexbrokerz.com. Những cáo buộc này đều nói đến việc sàn lừa đảo và chiếm đoạt tài sản. Khiến nhiều nhà đầu tư cảm thấy bị lừa dối và đánh mất niềm tin vào sàn giao dịch này.
Những tố cáo từ người dùng về việc sàn TradeFTM lừa đảo
Mức ký quỹ quá cao
TradeFTM rất ấn tượng với đòn bẩy tối đa lên tới 1:500, giúp tăng khối lượng giao dịch và tiềm năng lợi nhuận. Thêm vào đó, mức chênh lệch cũng khá hấp dẫn (0,6 pip). Tuy nhiên, điều cần nói đến là mức ký quỹ tối thiểu.
TradeFTM đặt ra yêu cầu ký quỹ tối thiểu 200 USD. Có thể nói đây là một mức khá cao đối với nhiều trader mới. Yêu cầu này có thể khiến những người mới bước vào thị trường forex cảm thấy e dè. Điều này đặt ra nghi ngờ về tính minh bạch của TradeFTM. Khá dễ dàng để nhận ra công ty này dường như chú trọng hơn vào việc thu tiền của khách hàng. Điều này làm dấy lên lo ngại về khả năng lừa đảo của TradeFTM.
Mức ký quỹ của TradeFTM được đánh giá là quá cao
Khẳng định của cơ quan chức năng về sàn TradeFTM
Hiện tại, sàn giao dịch TradeFTM chưa phải đối mặt với bất kỳ cáo buộc nào về việc hoạt động lừa đảo từ các cơ quan chức năng. Nhưng lại có rất nhiều đánh giá tiêu cực từ cộng đồng nhà đầu tư và những điểm bất thường đã được phân tích phía trên. Điều này khiến nhiều nhà đầu tư cảm thấy không an tâm về sự minh bạch của sàn giao dịch này. Đây như là một lời cảnh báo với các nhà đầu tư muốn lựa chọn TradeFTM.
Kết luận
Tóm lại, mặc dù chưa có sự cáo buộc từ các cơ quan chức năng, nhưng những phản hồi về việc sàn TradeFTM lừa đảo như là một lời cảnh báo quan trọng. Do đó, nhà đầu tư cần phải tránh xa hoặc cân nhắc thận trọng trước khi quyết định giao dịch tại sàn này, để bảo vệ tài sản và lợi ích của mình. Trên đây là những đánh giá của Danhgiasanvn.com, hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn. Chúc các bạn luôn thành công.
Tôi cũng nhận định như bài đáng giá trên! Nạp tiền phải báo bên công ty môi giới, rút tiền cũng phải có sự phê duyệt của coong ty môi giới. Nạp tiền thì bạn nạp được, nhưng khi rút, nếu ko có sự phê duyệt của công ty môi giới ( phần Chăm sóc khách hàng ) thì tiền của bạn không về tài khoản! Vậy lúc đấy bạn hỏi ai?