Dạo gần đây danhgiasanvn.com tìm hiểu được khá nhiều ý kiến phản ánh của nhà đầu tư về việc có một số sàn Forex ôm lệnh, khiến sự khớp lệnh bị chậm trễ và ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng giao dịch. Vậy khái niệm sàn ôm lệnh là gì? Cách thức hoạt động ra sao và có ảnh hưởng gì đến chất lượng giao dịch của nhà đầu tư hay không? Tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết ngày hôm nay.
Đầu tiên chúng ta cần nắm rõ khái niệm thế nào là một sàn Forex ôm lệnh, đây là điều rất quan trọng vì nhiều trader chưa hiểu rõ khái niệm này nên quy chụp nhiều sàn là lừa đảo. Vậy sàn ôm lệnh nghĩa là gì?
Các sàn Forex ôm lệnh hay còn gọi là Dealing Desk là loại sàn Forex trực tiếp thực hiện việc xử lý lệnh giao dịch của trader bằng cách tự ấn định giá mua và giá bán cho nhà giao dịch. Nói một cách dễ hiểu thì sàn sẽ luôn trong vị thế trade ngược với bạn. khi bạn muốn mua, họ sẽ bán cho bạn, khi bạn muốn bán, họ sẽ mua cho bạn.
Cách thức hoạt động của sàn ôm lệnh
Các sàn Forex ôm lệnh cung cấp đồng thời cả giá mua và bán, có nghĩa rằng sàn thực hiện cả lệnh bán và lệnh mua đối với khách hàng. Đồng thời do kiểm soát hoàn toàn quá trình mua bán này nên sàn cũng kiểm soát luôn mức giá khi các lệnh được thực hiện. Vì vậy họ luôn đặt mức chênh lệch có rất ít rủi ro.
Hầu hết các sàn ôm lệnh cố gắng giữ các giao dịch một cách an toàn trong phạm vi thanh khoản của riêng họ và thường không yêu cầu bất kỳ nhà cung cấp thanh khoản bên ngoài nào. Họ tự tạo ra một thị trường nho nhỏ và giao dịch với khách hàng trong đó, do đó họ còn được gọi là các Market Maker.
Ví dụ
Tại một sàn ôm lệnh có tổng lượng vàng khách mua vào là 100 lot, đồng thời lượng vàng bán ra cũng 100 lot thì khi này sàn sẽ tự động khớp lệnh giữa lượng mua và bán, đây gọi là hedging – đối ứng. Và sàn sẽ nơi trung gian thu các loại phí chênh lệch phát sinh trong quá trình mua bán giữa hai bên (spread). Đây được xem là một trường hợp hoàn hảo.
Chung quy lại các sàn ôm lệnh chủ yếu tạo ra lợi nhuận bằng cách mua với giá thấp hơn và bán với giá cao hơn, và tận dụng chênh lệch giữa giá mua và giá bán.
Tuy nhiên trên đời đâu có gì sẽ mãi thuận lợi, trên thực tế sẽ có hai trường hợp phát sinh:
Một là đầu vào có khối lượng lệnh không tương thích nhau, hai là sau khi đã hedging mà vẫn còn dư ra 1 bên mua hoặc bán (ví dụ như có 100 lot mua mà chỉ có 30 lot bán). Lúc này lượng lot dư ra sẽ được sàn xử lý theo hai cách:
- Cách đầu tiên là sàn sẽ tự ôm lệnh, tức là sàn sẽ vào lệnh với vị thế ngược với trader hoặc chấp nhận các lệnh này. Khi này nếu tarder có lợi nhuận thì sàn sẽ thua lỗ và ngược lại. Trường hợp này gọi là “ôm toàn phần”.
- Cách thứ hai là sàn sẽ chuyển lệnh này lên thị trường liên ngân hàng (Interbank), nói một cách dễ hiểu là đưa lệnh cho sàn khác ôm, hoặc cho các ngân hàng lớn như Barclay, JP Morgan. Đây gọi là “ôm một phần”.
Cái tên Dealing Desk cũng phát sinh từ đây, khi đây là tên gọi chỉ bộ phận giao dịch của sàn. Bộ phận này sẽ làm nhiệm vụ trade ngược với trader, vừa đẩy lệnh,…
Ngoài ra đa phần khách hàng của các sàn ôm lệnh thường sẽ không nhận được tỷ giá thị trường liên ngân hàng theo thời gian thực, nhưng đừng quá lo lắng vì ngày nay sự cạnh tranh giữa các sàn Forex rất khốc liệt, chính điều đó tạo ra áp lực vô hình khiến các sàn phải liên tục cải thiện dịch vụ, do đó tỷ giá các sàn ôm lệnh cung cấp sẽ rất sát với tỷ giá liên ngân hàng.
Ưu điểm chính của việc giao dịch với sàn ôm lệnh là bạn sẽ nhận được tỷ lệ khớp lệnh 100% ngay cả trong điều kiện thị trường không có tính thanh khoản cao.
Vấn đề của sàn ôm lệnh là bạn có thể chứng kiến sự chậm trễ khi khớp lệnh. Điều này là do các sàn ôm lệnh này vẫn phải phê duyệt thủ công mọi giao dịch mà họ nhận được. Vào thời điểm khối lượng giao dịch lớn, bạn có thể thấy rằng bạn bị trượt một số pip trước khi lệnh giao dịch của bạn được khớp. Đôi khi việc đó có thể dẫn đến thua lỗ. Đây chính là trường hợp mà nhiều trader cảm thấy bức xúc và cho rằng sàn lừa đảo.
Vậy sàn ôm lệnh có phải lừa đảo hay không?
Thực tế, ôm lệnh chỉ là một cách hoạt động của thị trường forex. Một sàn forex lớn và uy tín sẽ cung cấp cả 2 chế độ giao dịch là ôm lệnh (Dealing Desk) và đẩy lệnh (No-Dealing Desk). Việc giao dịch đó sẽ được cung cấp qua các tài khoản khác nhau. Một sàn Forex uy tín, minh bạch sẽ thông báo rõ cho bạn biết trước khi thực hiện giao dịch.
Phải có người muốn giao dịch trong thị trường ôm lệnh nên nó mới tồn tại. Đối với những nhà giao dịch dài hạn và giao dịch với khối lượng lớn, họ không quan tâm tới việc sàn ôm lệnh làm chệch đi một vài pip cho giao dịch của họ. Họ nhắm tới lợi nhuận cực lớn trong thời gian dài, nên họ chọn chế độ Dealing Desk vì thường sẽ bị không tính hoa hồng trên từng lot, thậm chí một số sàn còn miễn phí qua đêm cho một số sản phẩm giao dịch.
Từ đó cho thấy rằng việc một số trader tố cáo sàn ôm lệnh là lừa đảo là do họ không phân biệt được mục đích, tính năng riêng của từng loại tài khoản tại sàn. Có thể do không có sự tìm hiểu kỹ hoặc vội vàng mà họ chọn loại tài khoản Dealing Desk mà không hay. Dấu hiệu để nhận biết các loại tài khoản Dealing Desk là thường đó sẽ là tài khoản Standard và Pro, những loại tài khoản này thường không phù hợp vo81i các trader giao dịch ngắn hạn trong ngày.
Kết luận
Qua những phân tích vừa rồi chúng ta có thể thấy sàn ôm lệnh không phải là lừa đảo. Mà chỉ có những sàn thực hiện ôm lệnh nhưng không thông báo rõ ràng cho trader mới là sàn lừa đảo. Vì bản chất sàn ôm lệnh – market maker là một yếu tố cơ bản của thị trường, phải có những sàn này thì thị trường mới thanh khoản được. Có rất nhiều sàn ôm lệnh được cấp giấy phép từ các cơ quan tài chính uy tín hàng đầu như NFA, CFTC của Mỹ, FCA của Anh, FINRA của Thụy Sỹ ,… Do đó bạn hoàn toàn có thể tin tưởng.
Hy vọng qua bài viết này của danhgiasanvn.com đã cho các bạn thêm những kiến thức hữu ích để từng bước chinh phục thị trường.