Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tuần, giá dầu giảm nhẹ khi các nhà đầu tư cân nhắc về những lời trấn an của OPEC+ trước dữ liệu việc làm mới nhất của Mỹ làm giảm kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ sớm cắt giảm lãi suất.
Giá dầu Brent giảm 25 cent xuống mức 79,62 USD/thùng. Giá dầu WTI của Mỹ giảm 2 cent xuống mức 75,53 USD/thùng.
Tính cả tuần, giá dầu Brent giảm 2,5%, dầu WTI giảm 1,9% và ghi nhận tuần giảm thứ ba liên tiếp.
Ngày 7-6, Cục Thống kê lao động thuộc Bộ Lao động Mỹ cho biết, bảng lương phi nông nghiệp đã tăng thêm 272.000 việc làm trong tháng 5,cao hơn nhiều so với dự báo tăng thêm 185.000 việc làm của các nhà kinh tế. Các bản sửa đổi cho thấy tổng số việc làm được tạo ra trong tháng 3 và tháng 4 ít hơn 15.000 so với báo cáo trước đó. Đáng chú ý là trong năm qua, mức tăng việc làm trong tháng 5 cao hơn mức trung bình hằng tháng 232.000 việc làm.
Cũng theo Cục Thống kê lao động, tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 5 tăng lên 4% từ mức 3,9% trong tháng 4. Dữ liệu tăng trưởng việc làm của Mỹ càng củng cố khả năng Fed sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất vào tháng 9.
Trước đó, ngày 6-6, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã thực hiện cắt giảm lãi suất (25 điểm cơ bản) lần đầu tiên kể từ năm 2019.
Andrew Lipow, chủ tịch Lipow Oil Associates, nhận xét báo cáo việc làm cho thấy tỷ lệ việc làm cao hơn trong thời gian dài hơn, điều này có xu hướng làm giảm “sự nhiệt tình” trên thị trường dầu mỏ.
Tuy nhiên, sự mất mát của giá dầu đã được hạn chế phần nào bởi sự hỗ trợ từ các thành viên OPEC+ là Saudi Arabia và Nga. Hai nhà cung ứng dầu lớn này cho biết sẵn sàng tạm dừng hoặc đảo ngược việc tăng sản lượng dầu.
Theo dữ liệu hải quan, nhập khẩu khí đốt tự nhiên của Trung Quốc đã tăng gần 21% trong 4 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm 2023. Đây là một phần của sự gia tăng tổng thể về xuất khẩu và nhập khẩu của đất nước trong tháng 4 sau khi sụt giảm vào tháng trước.
Cụ thể, nền kinh tế lớn nhất thế giới tính theo sức mua tương đương (PPP) đã nhập khẩu 43 triệu tấn khí đốt tự nhiên trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 4/2024, tăng 20,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Chỉ riêng tháng 4 đã chứng kiến nhập khẩu 10,3 triệu tấn, làm nổi bật đà nhập khẩu khí đốt tiếp tục.
Nhận định lý do vàng đen giảm
Theo Natural Gas World của Canada, nhập khẩu khí đốt tăng vọt có thể là do giá LNG toàn cầu giảm.
Theo dữ liệu hải quan, giá nhập khẩu khí đốt trung bình giảm 15% trong giai đoạn này. Trung Quốc nhập khẩu khí đốt qua đường ống và ở dạng hóa lỏng, nhưng báo cáo hải quan không cung cấp chi tiết nhập khẩu theo chủng loại. Tổng giá trị khí đốt được mua trong bốn tháng đầu năm đạt hơn 21 tỷ USD.
Quốc gia lớn nhất châu Á này cũng nhập khẩu thêm 28,6% sản phẩm dầu tinh chế và 2% dầu thô trong cùng kỳ báo cáo so với năm ngoái.
Reuters lưu ý, các lô hàng từ Trung Quốc đã tăng 1,5% so với cùng kỳ vào tháng trước sau khi giảm 7,5% trong tháng 3. Nhập khẩu trong tháng 4 tăng 8,4%, đảo ngược mức giảm 1,9% trong tháng 3.
CNBC đưa tin, nhập khẩu của Trung Quốc từ Nga đã tăng trong tháng trước, cũng như nhập khẩu từ Mỹ và EU, mặc dù xuất khẩu sang cả ba nước này đều giảm.
Nga là nước xuất khẩu năng lượng hàng đầu sang Trung Quốc. Vào năm 2023, lượng dầu mua từ Nga của nước này đã tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái và lượng mua LNG tăng 23%. Việc cung cấp khí đốt qua đường ống Power of Siberia đã tăng 1,5 lần trong năm ngoái lên mức kỷ lục 22,7 tỷ mét khối (bcm).