Trong phiên giao dịch ngày 9 tháng 1, vàng đen tăng giá trước những lo ngại về nhu cầu. Dầu thô thế giới cũng bị ảnh hưởng khi căng thẳng nguồn cung tại Trung Đông vẫn hiện hữu và lo ngại về nhu cầu tăng lên.

Vàng đen tăng giá trước những lo ngại về nhu cầu

Dầu thô Brent kỳ hạn tăng 17 xu, tương đương 0,2%, lên 76,29 USD/thùng vào lúc 14h07 giờ Việt Nam, trong khi giá dầu thô WTI của Mỹ nhích 0,1%, tương đương 5 xu, lên 70,82 USD/thùng.

Giá chuẩn đã giảm lần lượt hơn 3% và 4% do nhà xuất khẩu hàng đầu Ả Rập Xê Út giảm giá mạnh và sản lượng của OPEC tăng.

Nhà phân tích Leon Li của CMC Markets cho biết “việc giảm giá mạnh của Ả Rập Xê Út và sản lượng gia tăng của OPEC đã bù đắp những lo ngại về nguồn cung do căng thẳng địa chính trị leo thang ở Trung Đông”.

Nhà điều hành hệ thống truyền tải khí đốt Ukraine LLC mới đây công bố số liệu cho thấy trong năm 2023 Ukraine đã nhập khẩu 4,3 tỷ m3 khí tự nhiên từ Liên minh châu Âu (EU) và Moldova. Theo LLC, con số trên nhiều hơn gấp đôi so với lượng nhập khẩu của Ukraine trong năm 2022 và phần lớn số khí đốt nói trên được lưu trữ trong các kho ngầm  của nước này.

Hầu hết nhập khẩu khí đốt của Ukraine đến từ Slovakia với hơn 1,8 tỷ m3, tương đương 42% tổng lượng nhập khẩu. Trong khi đó, Hungary cung cấp 1,3 tỷ m3 (chiếm 31% lượng nhập khẩu), Ba Lan cung cấp 602 triệu m3 (14%) và Romania qua Moldova là 550 triệu m3 (13%).

Theo báo cáo của LLC, trong năm 2023, Ukraine cũng đã nhập khẩu hơn 550 triệu m3 khí đốt thông qua hành lang Xuyên Balkan, chủ yếu để lưu trữ.

Trước đó, nhiều chuyên gia nhận định rằng, châu Âu sẽ buộc phải quay sang Nga để đảm bảo nguồn cung khí đốt vì mùa Đông lạnh hơn, trong khi quá trình chuyển đổi sang năng lượng hạt nhân sẽ mất nhiều thời gian.

Doanh nhân tỷ phú người Nga Oleg Deripaska nhận định châu Âu sẽ phải đàm phán với tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga và chấp nhận một thỏa thuận khó khăn. Đây cũng chính là cái giá mà Liên minh châu Âu (EU) phải trả cho những “cuộc phiêu lưu” của người Mỹ. Câu hỏi đặt ra là Nga sẽ khôi phục lượng khí đốt xuất khẩu sang châu Âu trong hoàn cảnh nào và nước này sẽ thực hiện như thế nào về mặt kỹ thuật?

Theo tỷ phú Deripaska, châu Âu sẽ buộc phải quay sang Nga để đảm bảo nguồn cung khí đốt vì mùa Đông lạnh hơn, trong khi quá trình chuyển đổi sang năng lượng hạt nhân sẽ mất nhiều thời gian.

Theo ông, châu Âu sẽ ký kết thỏa thuận với Gazprom, nhưng với những điều khoản nghiêm ngặt, bao gồm bồi thường thiệt hại do lệnh trừng phạt.

Tỷ phú Deripaska nói: “Vâng, đó là cái giá đắt mà châu Âu phải trả cho những ‘cuộc phiêu lưu’ của người Mỹ, nhưng cái giá này vẫn rẻ hơn và có lợi hơn so với việc mua những vũ khí không cần thiết trị giá hàng nghìn tỷ euro rồi lại còn mất đi thị trường Nga”.

Ông thừa nhận khả năng này có thể không xảy ra ngay lập tức nhưng mùa Đông lạnh giá sẽ khiến châu Âu sớm chấp nhận thoả hiệp với Nga trong khoảng một năm rưỡi tới.

Vàng đen tăng giá trước những lo ngại về nhu cầu

Còn chuyên gia Igor Yushkov thuộc Đại học Tài chính trực thuộc Chính phủ và Quỹ An ninh Năng lượng Quốc gia Nga, nhận định thận trọng rằng các khách hàng châu Âu có thể không khôi phục hoàn toàn việc mua khí đốt được vận chuyển qua đường ống của Nga.

Tình hình có thể chuyển biến trong năm 2024. Ngay khi có cơ hội chính trị, Đức có thể sẽ cho phép vận hành toàn bộ đường ống số hai không bị hư hại của tuyến Nord Stream 2. Công suất của nhánh này là 27,5 tỷ mét khối mỗi năm, lớn hơn tổng lượng khí đốt mà Nga xuất khẩu sang châu Âu trong năm 2023. Điều đó có nghĩa là, chỉ cần khôi phục hoạt động của một nhánh thuộc Nord Stream 2, lượng khí đốt của Nga sang châu Âu có thể tăng gấp đôi.

Bản thân nước Đức sẽ quan tâm đến điều này ngay khi tình hình chính trị thay đổi, bởi Đức là nước chịu thiệt hại kinh tế nặng nề nhất trong EU khi đánh mất khả năng tiếp cận nguồn khí đốt giá rẻ của Nga. Kinh tế Đức đã rơi vào suy thoái và vẫn chưa thể thoát ra khỏi tình cảnh này.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Bình luậnx