Trong phiên giao dịch ngày 22 tháng 11, vàng đen gần như không thay đổi trong giao dịch thương mại châu Á. Lượng dầu thô Mỹ tăng mạnh có thể làm mất đi mức tăng do khả năng cắt giảm nguồn cung từ nhóm các nhà sản xuất OPEC +.
Dầu thô Brent kỳ hạn tăng 11 cent, tương đương 0,1%, lên 82,56 USD/thùng vào lúc 07h04 giờ Việt Nam. Hợp đồng tương lai dầu thô WTI của Mỹ tăng 14 cent, tương đương 0,2%, lên 77,91 USD.
Cả hai chuẩn này đều giảm trong 4 tuần liên tiếp và các nhà đầu tư vẫn thận trọng trước cuộc họp OPEC+ dự kiến diễn ra vào Chủ nhật, để thảo luận về việc cắt giảm nguồn cung sâu hơn do tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại.
Hôm thứ Hai, cả hai hợp đồng đều tăng khoảng 2% sau khi có thông tin cân nhắc về nguồn cung từ OPEC+.
Các nhà phân tích đã dự đoán rằng OPEC+ có thể sẽ gia hạn hoặc thậm chí cắt giảm sâu hơn nguồn cung dầu vào năm tới.
Người đứng đầu bộ phận công nghiệp và thị trường dầu mỏ của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết ngay cả khi các quốc gia OPEC+ gia hạn cắt giảm sang năm tới, thị trường dầu mỏ toàn cầu sẽ chứng kiến nguồn cung dư thừa nhẹ vào năm 2024.
Theo các nguồn tin thị trường trích dẫn số liệu của Viện Dầu mỏ Mỹ hôm thứ Ba, dự trữ dầu thô của Mỹ tăng gần 9,1 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 17/11.
Tồn kho xăng giảm khoảng 1,79 triệu thùng, trong khi tồn kho sản phẩm chưng cất giảm khoảng 3,5 triệu thùng.
Dữ liệu của chính phủ Mỹ về kho dự trữ sẽ được công bố trong tuần này.
Một thông tin đáng chú ý khác là Canada bắt đầu tài trợ cho việc thu hồi carbon, cho biết họ sẽ tăng cường các hợp đồng chênh lệch.
Cụ thể, Canada sẽ tài trợ các khoản tín dụng thuế đầu tư cho thu hồi và lưu trữ carbon (CCS) và cho các công nghệ năng lượng ròng bằng 0, sau các khoản trợ cấp đã được công bố trước đó nhằm thu hút nhiều đầu tư xanh hơn.
Việc tài trợ cho hai trong số các chương trình tín dụng thuế đầu tư (ITC) và luật về các yêu cầu lao động sẽ gắn liền với chúng.
CCS được coi là chìa khóa để khử cacbon trong cát dầu của Canada. Canada là nước sản xuất dầu mỏ lớn thứ tư thế giới. Thủ tướng Justin Trudeau cho biết ông muốn Canada trở thành nhà cung cấp công nghệ xanh hàng đầu thế giới.
ITC và hợp đồng chênh lệch nhằm giúp Canada cạnh tranh với Mỹ, quốc gia này đang đưa ra các ưu đãi nhiều hơn thông qua Đạo luật Giảm lạm phát được ban hành hơn một năm trước.
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã thông qua IRA trị giá 430 tỷ USD vào tháng 8 năm 2022. Bank of America ước tính họ đã thu hút được 132 tỷ USD đầu tư vào hơn 270 dự án năng lượng sạch mới.
Theo FES, ITC dành cho hydro sạch và sản xuất công nghệ sạch sẽ được triển khai sau ngân sách mùa xuân, trong khi các ITC dành cho điện sạch sẽ ra mắt vào cuối năm tới.
FES hôm thứ Ba cũng đã công bố ITC mới bao gồm 30% khoản đầu tư vào sinh khối chất thải tạo ra nhiệt và điện, và bao gồm 15% sinh khối chất thải sản xuất điện.
Thông qua Quỹ Tăng trưởng Canada, Canada sẽ tăng cường các hợp đồng chênh lệch, giúp đảm bảo mức tín dụng carbon trong tương lai cho các nhà đầu tư. FES quy định rằng quỹ sẽ phân bổ, trên cơ sở ưu tiên, lên tới 7 tỷ đô la Canada (5,1 tỷ USD) trong số vốn 15 tỷ đô la Canada của mình.
Michael Bernstein, giám đốc điều hành của Clean Prosperity cho biết: “Những hợp đồng này có khả năng triển khai một số dự án giảm phát thải công nghiệp hứa hẹn nhất của Canada, tạo việc làm tốt cho người Canada”.
Bên cạnh đó: “Thông báo hôm nay là một bước quan trọng để kích thích tăng trưởng kinh tế carbon thấp của Canada và hành động vì khí hậu”.
Trước đó, Barclays đã cắt giảm dự báo giá dầu thô Brent năm 2024 từ 4 USD xuống còn 93 USD/thùng, do nguồn cung dầu của Mỹ ổn định và sản lượng cao hơn từ Venezuela sau khi các lệnh trừng phạt đối với nhà sản xuất Mỹ Latinh này được nới lỏng.
Trong khi đó, việc mua dầu của Nga giúp Ấn Độ giảm chi phí nhập khẩu khoảng 2,7 tỷ USD.
Cụ thể, Ấn Độ đã tiết kiệm được khoảng 2,7 tỷ USD nhờ nhập khẩu dầu Nga giá rẻ trong 9 tháng đầu năm nay, theo tính toán dựa trên dữ liệu của chính phủ, giúp nước này hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và giảm bớt áp lực lên thâm hụt thương mại.
Dầu thô chiếm khoảng 1/3 tổng giá trị nhập khẩu của Ấn Độ.
Nước nhập khẩu và tiêu thụ dầu lớn thứ ba thế giới này đã thay thế châu Âu trở thành nước mua dầu thô đường biển lớn nhất của Nga trong năm nay sau khi phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Moscow sau căng thẳng với Ukraine.
Việc tiếp cận dầu giá rẻ của Nga cho phép Ấn Độ cắt giảm nhập khẩu từ Trung Đông, nơi giá tăng mạnh sau khi Saudi Arabia tự nguyện cắt giảm nguồn cung bổ sung kể từ tháng 7.
Dữ liệu của Bộ thương mại cho thấy, Ấn Độ đã nhập khẩu 69,06 triệu tấn dầu của Nga, tương đương 1,85 triệu thùng mỗi ngày (bpd), từ tháng 1 đến tháng 9, bao gồm cả dầu Nga nhập khẩu từ Hàn Quốc, Hy Lạp và Tây Ban Nha thông qua trung chuyển.