Warning: is_dir(): open_basedir restriction in effect. File(/home/mjeduvcg/public_html/wp-content/plugins/wpdiscuz/themes/default) is not within the allowed path(s): (/home/giaodich/:/tmp:/var/tmp:/opt/alt/php74/usr/share/pear/:/dev/urandom:/usr/local/lib/php/:/usr/local/php74/lib/php/) in /home/giaodich/domains/danhgiasanvn.com/public_html/wp-content/plugins/wpdiscuz/forms/wpdFormAttr/Form.php on line 146
Vàng ‘lao dốc’ do đồng USD đi lên

Giá vàng giảm phiên thứ hai liên tiếp vào thứ Năm khi đồng USD và lãi suất trái phiếu kho bạc tăng cao, trong khi các nhà đầu tư chờ đợi dữ liệu lạm phát quan trọng của Mỹ vào cuối tuần này.

Vàng ‘lao dốc’ do đồng USD đi lên

Cụ thể, vào lúc 14 giờ 33 phút giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay giảm 0,2% ở mức 2.334,06 USD/ounce, sau khi giảm 1% vào thứ Tư.

Giá vàng kỳ hạn của Mỹ giảm 0,4% xuống 2.332,70 USD.

Đồng USD đang ở mức cao nhất trong hơn hai tuần, khiến vàng được định giá bằng đồng bạc xanh trở nên kém hấp dẫn hơn đối với những người nắm giữ loại tiền tệ khác, trong khi lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ vẫn duy trì gần mức cao nhất trong nhiều tuần.

Tim Waterer, nhà phân tích thị trường tại KCM Trade, cho biết: “Tôi nghĩ các nhà đầu tư nhận ra rằng môi trường lãi suất cao hiện tại có thể sẽ kéo dài”.

“Đồng thời, với sự tập trung một lần nữa chuyển sang lợi suất trái phiếu Mỹ và đồng USD, vàng đã trở nên kém hấp dẫn hơn trong tuần này,” ông Waterer nói thêm.

Vàng đã giảm hơn 100 USD kể từ khi đạt mức cao kỷ lục 2.449,89 USD vào ngày 20 tháng 5 khi những nhận xét diều hâu từ các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Fed và biên bản cuộc họp gần đây nhất chỉ ra rằng, con đường đến mục tiêu lạm phát 2% vẫn còn kéo dài.

Vàng được coi là hàng rào chống lạm phát, nhưng lãi suất cao hơn sẽ làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ tài sản không mang lại lợi nhuận này.

Theo công cụ FedWatch của sàn giao dịch CME, các nhà giao dịch hiện đang định giá khoảng 47% cơ hội cắt giảm lãi suất vào tháng 9, giảm so với 60% trước biên bản Fed.

Các nhà đầu tư đang chờ đợi dữ liệu chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) lõi của Mỹ, thước đo lạm phát ưa thích của Fed, vào thứ Sáu tuần này để có manh mối về quỹ đạo chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương.

Chuyên gia Waterer cho biết: “Tôi kỳ vọng vàng có thể giữ vững mức 2.300 USD trong phiên giao dịch hôm nay nhờ các mức hỗ trợ, tuy nhiên, bất kỳ nhịp tăng giá nào được thúc đẩy từ số liệu PCE cốt lõi đều có thể khiến vàng phải giằng co để duy trì mức đó”.

Theo thông tin mới nhận, Tập đoàn khai thác toàn cầu BHP Group đã từ bỏ kế hoạch trị giá 49 tỷ USD để tiếp quản đối thủ Anglo American.

Trên thị trường kim loại quý khác, giá bạc giao ngay giảm 1,4% xuống 31,50 USD, bạch kim giảm 0,5% ở mức 1.030,05 USD và palladium mất 2,3% xuống 943,00 USD.

UBS dự báo vàng sẽ lên tới 2.700 USD vào năm 2025

Vàng ‘lao dốc’ do đồng USD đi lên

Mặc dù vàng đang tìm thấy một số ngưỡng kháng cự quanh mức 2.400 USD/ounce, nhưng đà phục hồi trên thị trường kim loại quý còn lâu mới kết thúc. Một ngân hàng Thụy Sĩ đã tăng dự báo giá vàng.

Trong triển vọng thị trường vàng cập nhật được công bố vào tuần trước, các nhà phân tích hàng hóa tại ngân hàng Thụy Sĩ UBS cho biết họ kỳ vọng giá vàng sẽ lên tới 2.500 USD/ounce vào tháng 9 và đạt 2.600 USD/ounce vào cuối năm nay; dự báo tăng so với ước tính ban đầu lần lượt là 2.400 USD và 2.500 USD/ounce.

Đồng thời, UBS cũng đưa ra dự báo trong vòng 12 tháng, dự đoán vàng sẽ tăng lên 2.700 USD/ounce vào tháng 6 năm 2025.

Theo các chuyên gia ngân hàng này, có 3 yếu tố hỗ trợ xu hướng tăng của vàng, quan trọng nhất là chính sách tiền tệ của Fed. Mặc dù Ngân hàng Trung ương Mỹ không muốn sớm phát tín hiệu cắt giảm lãi suất do lạm phát vẫn tăng cao, nhưng UBS cho rằng, việc lãi suất bắt đầu giảm chỉ là vấn đề thời gian.

Các nhà phân tích cho biết lãi suất thấp hơn sẽ làm giảm chi phí cơ hội của vàng, điều này sẽ thu hút các nhà đầu tư phương Tây quay trở lại các quỹ giao dịch trao đổi được hỗ trợ bằng vàng.

Các nhà phân tích tại UBS cho biết: “Chúng tôi thừa nhận sự không chắc chắn đáng kể xung quanh xu hướng lãi suất của Fed trong ngắn hạn, nhưng chúng tôi cũng thấy lãi suất đang giảm và điều này thường thúc đẩy dòng vốn ETF, vốn là chất xúc tác quan trọng tiếp theo”.

Yếu tố thứ 2 tiếp tục hỗ trợ đà tăng của vàng là nhu cầu từ các ngân hàng trung ương. Các nhà phân tích cho biết họ kỳ vọng lượng mua vàng của ngân hàng trung ương sẽ đạt mức gần kỷ lục khác trong năm nay.

UBS nhận thấy dự trữ chính thức toàn cầu tăng từ 950 tấn đến 1.000 tấn trong năm nay. Dữ liệu từ Hội đồng Vàng Thế giới cho thấy dự trữ vàng chính thức đã tăng hơn 1.000 tấn mỗi năm trong hai năm qua.

UBS cũng kỳ vọng Trung Quốc sẽ tiếp tục thống trị thị trường.

UBS lưu ý: “Trong khi dữ liệu gần đây của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cho thấy lượng mua vàng ở mức vừa phải thì dữ liệu thương mại của Thụy Sĩ cho thấy sức mua tiếp tục tăng mạnh mẽ ở Trung Quốc”.

Ngoài ra, nhu cầu trú ẩn an toàn do lo ngại bất ổn về địa chính trị cũng cung cấp lực đẩy cho kim loại quý này.

Các nhà phân tích nhấn mạnh: “Chúng tôi kỳ vọng sự bất ổn địa chính trị đang diễn ra sẽ hỗ trợ các tài sản phòng ngừa rủi ro như vàng, khi cuộc bầu cử Mỹ đang đến gần, xung đột ở Trung Đông và Ukraine đang diễn ra, cũng như căng thẳng thương mại Mỹ-Trung gia tăng”.

Triển vọng tăng giá của UBS được đưa ra khi vàng đã tìm thấy mức hỗ trợ ban đầu vững chắc ở mức 2.300 USD/ounce. Các nhà phân tích khuyến nghị mua bắt đáy ở thời điểm hiện tại.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Bình luậnx